Trồng hoa tại nhà
---- Cách trồng hoa cúc ngũ sắc (zinnia)trong vườn
---- Cách trồng hoa cúc ngũ sắc (zinnia)trong vườn
Nếu bạn đang tìm kiếm một loài hoa dễ trồng, dễ chăm sóc, cho hoa đẹp và giúp bạn có được một vườn hoa đầy màu sắc trong suốt mùa hè thì Cúc ngũ sắc Zinnia ắt hẳn sẽ là một loài hoa thích hợp giúp bạn thực hiện được những mục đích trên. Đây là một trong số những loài hoa dễ trồng nhất và cho hoa lâu tàn, ít sâu bệnh hại. Bài viết hôm nay sẽ chỉ ra cho các bạn biết cách trồng hoa Cúc ngũ sắc Zinnia trong khu vườn của mình.
Một số thông tin về loài hoa Cúc ngũ sắc Zinnia: Cúc ngũ sắc còn có tên gọi khác như: duyên cúc, hoa cánh giấy, cúc zinnia, hay bạch nhật. Đây là loài hoa trồng quanh năm, thường được trồng vào mùa xuân để giúp các gia chủ có thể thưởng thức được vườn hoa tràn ngập hương sắc vào thời gian giữa hè cho tới thu.
Cúc ngũ sắc dễ chăm sóc, có khả năng kháng bệnh, sâu hại, và khô hạn. Chiều cao của Cúc ngũ sắc trong thiên nhiên có thể tới 1m. Các lá không có cuống, mọc đối nhau; phiến lá xoan bầu dục, có lông. Các hoa đơn có đường kính 5–10 cm, và có nhiều màu.
Cúc ngũ sắc dễ chăm sóc, có khả năng kháng bệnh, sâu hại, và khô hạn. Chiều cao của Cúc ngũ sắc trong thiên nhiên có thể tới 1m. Các lá không có cuống, mọc đối nhau; phiến lá xoan bầu dục, có lông. Các hoa đơn có đường kính 5–10 cm, và có nhiều màu.
Cách trồng và chăm sóc Cúc ngũ sắc Cúc ngũ sắc Zinnia rất dễ trồng từ hạt giống, đây được coi là cách trồng kinh tế và hiệu quả cho hầu hết các gia chủ. Khi thấy tới kỳ hạt chín ta sẽ thu hái hạt Cúc ngũ sắc để làm giống, và bắt đầu gieo ươm hạt trong nhà vào cuối mùa đông. Dưới đây là một số lời khuyên góp ý cho bạn về cách trồng và chăm sóc loài hoa Cúc ngũ sắc Zunnia:
Lựa chọn một vị trí trồng hoa thông thoáng, đầy đủ ánh sáng mặt trời trực tiếp nhưng dịu nhẹ, đất trồng là đất có khả năng thoát nước tốt, và gần hệ thống điện nước để tiện cho việc tưới tiêu. Mặc dù Cúc ngũ sắc Zinnia là loài hoa có khả năng chịu hạn, tuy nhiên để đảm bảo cho hạt giống nảy mầm và cây con phát triển tốt thì bạn cần phải giữ cho đất luôn ẩm cho tới khi cây con cứng cáp.
Chuẩn bị đất gieo trồng hạt giống là loại đất phải tơi xốp, nhuyễn, thoát nước nhanh và để rễ phát triển tốt. Bên cạnh đó, đất gieo trồng phải sạch để tránh gây bệnh cho cây con. Bạn có thể trộn đất trồng hoa theo tỷ lệ 10:4:1 gồm: tro trấu phải xả nước nhiều lần để giảm độ mặn, đất cát hoặc đất thịt, xơ dừa và phân chuồng ủ hoai. Tạo bầu bằng nilon, lá chuối hay cốc nhựa kích thước bầu 4cm x 6cm, hoặc sử dụng khay chuyên dụng để gieo hạt. Tuy nhiên, hiện nay xu hướng phổ biến khi gieo ươm hạt cúc ngũ sắc đó là gieo trực tiếp trên luống.
Tưới nước vào bầu hoặc đất gieo trước khi gieo hạt. Mỗi bầu chỉ nên gieo một hạt. Khi gieo xong dùng bình phun mắt nhỏ tưới nhẹ lại cho đủ ẩm. Đặt giá đỡ bầu trồng cách mặt đất 20-25cm, và tạo kẽ hở để thoát nước tốt.
Hạt giống cúc ngũ sắc Zinnia nảy mầm khá nhanh, thường là khoảng 3-4 ngày sau khi gieo hạt, và cây sẽ nở hoa trong khoảng 2 tháng.
Giữ cho đất gieo hạt luôn ấm, nhưng không tưới quá nhiều. Khi hạt nảy mầm cần che nắng cho cây. Sau 5 ngày khi gieo thì bắt đầu nhấc giàn che ra cho cây con phát triển, buổi sáng nhấc giàn che ra đến 10h đậy lại. Và sau 10 ngày thì bỏ giàn che ra hoàn toàn để cây phát triển tốt.
Khi cây con đã cứng đây là lúc bạn đưa cây ra luống, hoặc chậu trồng. Nếu trồng ra luống, bạn cần phải đảm bảo đất trồng đã được xới tơi xốp. Dùng phân chuồng, phân lân và vôi để bón lót. Chiều dài của luống tùy thuộc vào diện tích đất vườn nhà bạn, còn chiều cao thì khoảng 20-35cm. Khoảng cách giữa các cây trồng là 25-30cm, hàng cách hàng 30-35cm.
Nếu trồng trong chậu, bạn có thể trồng 1, 2, 3 hay 5 cây một chậu, kích thước chậu thông dụng 20–25 cm. Nếu bạn muốn trồng nhiều cây hơn thì phải dùng chậu lớn hơn. Chậu cần có lỗ thoát để đảm bảo cây trồng không bị úng. Sau khi chuẩn bị đất trồng trong chậu xong, tiến hành trồng cây con vào, chú ý chỉ lấp đất tới cặp lá mầm và trồng vào buổi chiều mát.
Trong 3 ngày đầu chỉ tưới trước khi trời nắng gắt để cây chịu đựng tốt. Sau đó tưới mỗi ngày 3 lần vào sáng sớm (tưới nhiều), 10h sáng tưới lần 2 và 16h chiều tưới lần 3 (2 lần sau tưới ít, vừa đủ). Nếu gặp trời mưa thì hạn chế nước tưới tối đa.
Nếu trồng trong chậu, bạn có thể trồng 1, 2, 3 hay 5 cây một chậu, kích thước chậu thông dụng 20–25 cm. Nếu bạn muốn trồng nhiều cây hơn thì phải dùng chậu lớn hơn. Chậu cần có lỗ thoát để đảm bảo cây trồng không bị úng. Sau khi chuẩn bị đất trồng trong chậu xong, tiến hành trồng cây con vào, chú ý chỉ lấp đất tới cặp lá mầm và trồng vào buổi chiều mát.
Trong 3 ngày đầu chỉ tưới trước khi trời nắng gắt để cây chịu đựng tốt. Sau đó tưới mỗi ngày 3 lần vào sáng sớm (tưới nhiều), 10h sáng tưới lần 2 và 16h chiều tưới lần 3 (2 lần sau tưới ít, vừa đủ). Nếu gặp trời mưa thì hạn chế nước tưới tối đa.
Nhiều gia chủ thường sử dụng hoa cúc ngũ sắc mùa trước để gieo trồng, nhân giống nhiều hoa hơn. Nếu bạn muốn, bạn có thể để dành lại những bông hoa đẹp chọn lấy hạt làm giống cho vụ sau.
Khi cây ra hoa, bạn chú ý không nên tỉa cành hoa quá nhiều để tránh việc cây không có đủ thời gian để phục hồi.
Sau đợt giương muối mùa thu, Cúc ngũ sắc sẽ bị rũ chết, lúc này bạn nên nhổ bỏ và kéo dồn chúng lại thành đống để làm phân bón cho đất tươi tốt.
Nguồn: todayshomeowner.com