cây hoa bóng nước
cây hoa bóng nước còn gọi là cây hoa móng tay hay cây nắc nẻ vì khi quả già, tự nó vỡ ra và tung hạt ra ngoài, cũng có nhiều màu hoa tím, hồng, trắng, đỏ. Chúng ta cùng tham khảo cách trồng hoa bóng nước
Cây hoa bóng nước thường được trồng trong vườn hoa thành luống, trồng ở chậu hay vườn nhà. Vì là hoa chủ yếu của mùa hè, khi hiếm hoa, ngày thường nó được gói giả làm hoa hồng để bán làm hoa cúng. Cây hoa bóng nước ưa ánh sáng, không kén đất và thuộc loại dễ tính, dễ trồng song đặc biệt lại sợ đất trũng hoặc quá ẩm ướt. Khi trồng ra ruộng hay trồng thành luống ở vườn hoa cũng chần bón phân, cây mới bền, cho nhiều hoa và màu hoa đẹp. Mật độ
30x40cm, trồng thưa cây sẽ to. Tuổi cây con 20 – 25 ngày. Từ trồng tới ra hoa khoảng 70 – 80 ngày.
30x40cm, trồng thưa cây sẽ to. Tuổi cây con 20 – 25 ngày. Từ trồng tới ra hoa khoảng 70 – 80 ngày.
Thời vụ ra hoa kéo dài. Thu giống khi quả có màu hanh vàng, phơi cả quả và cần ít va chạm để quả khỏi tự nứt vỡ. Phơi hạt trong nắng nhẹ hay bóng râm cho tới khô kiệt rồi bảo quản như các giống hoa khác.
Theo thietkevuonkieng.com
Tham khảo thêm công dụng của hoa bóng nước
Cây bóng nước hay hoa móng tay, đông y gọi là phượng tiên hoa có tên khoa học là Impatiens balsamina L thuộc họ Bóng nước Balsaminaceae, cây bóng nước có nhiều màu hoa và dễ trồng, chỉ cần lấy vài hạt rải nơi đất có ẩm độ tơi xốp là có được một vạt hoa móng tay tươi tốt.
1. Mô tả cây bóng nước hay hoa móng tay
cây bóng nước có nhiều màu từ trắng,hồng,tim,đỏ, đỏ cam…
Là cây cỏ hàng năm có thể cao 30-40 cm, lá mọc so le, mép lá răng cưa rỏ, hoa mọc ở nách lá, hoa có nhiều màu như trắng, đỏ tím, hồng. Quả nang nứt thành 5 mảnh xoắn lại tung hạt ra xa.
Cây bóng nước mọc hoang nhất là vùng nông thôn, hiện nay được trồng làm cây cảnh trong công viên hay vườn cảnh.
2.Vị thuốc và thành phần hóa học của cây bóng nước
Cây bóng nước được thu hái từ thân cành bỏ lá rễ hoa quả xong đem phơi hay sấy khô.
Lá cây bóng nước dùng tươi được dân gian dùng nấu nước gội đầu là cho tóc mọc tốt.
Hạt cây bóng nước tên đông y là cấp tính tử.
-Thành phần hóa học cây bóng nước:
Trong toàn thân cây bóng nước cá chứa chất kháng sinh như các axit như axit gentisic, axit ferulic, axit cumaric, axit sinapic, axit cafeic…
Lá cây bóng nước chứa axit xinnamic, hạt chứa 17,9% chất béo chủ yếu là axit parinaric, balsaminasterol…
Dịch ép từ hoa cây bóng nước có tác dụng kháng sinh kháng nấm mạnh.
3. Công dụng chữa bệnh cây bóng nước
Toàn thân cây bóng nước có vị cay, tính ôn, hơi có độc, có tác dụng khử phong thấp hoạt huyết, thường được dùng chữa phong thấp, bị thương sưng đau, rắn rết cắn.Uống từ 4-12 gam dạng sắc uống.
Nếu dùng bôi bên ngoài da thì không cần liều lượng.
Hạt có vị hơi đắng tính ôn hơi độc, tác dụng vào hai kinh can và tỳ có tác dụng giáng khí hành ứ, thường được dùng chữa bế tắc kinh nguyệt, đẻ khó, nấc cục nghẹn, hóc xương, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 4-6 gam hạt ở dạng bột hay viên.
Dân gian dùng lá tươi cây bóng nước giã nát đắp vào các vết sưng hay bong gân, móng tay bị dập hư ngày vài lần sẽ thấy bớt.
Lưu ý phụ nữ có thai không sử dụng vị thuốc từ cây bóng nước.
http://ohxinh.com/